3 KINH NGHIỆM MỞ CỬA HÀNG NỘI THẤT
1. Nên kinh doanh cửa hàng nội thất nội hay ngoại?
Đây là câu hỏi mà bất cứ người kinh doanh nào cũng cần đưa ra ngay từ ban đầu, tìm ra câu trả lời và lên các kế hoạch thực hiện phù hợp. Để trả lời được câu hỏi này thì bạn cần xác định rõ điểm xuất phát của bạn khi kinh doanh nội thất. Tuỳ theo từng địa điểm kinh doanh, đối tượng khách hạng mục tiêu hướng đến, định hướng về hình ảnh thương hiệu... mà mỗi cửa hàng sẽ lựa chọn mặt hàng kinh doanh nội thất khác nhau.
Theo kinh nghiệm kinh doanh cửa hàng nội thất, với nội thất nhập khẩu thì chi phí đầu tư để nhập hàng thường sẽ cao hơn 2-3 lần. Nếu lựa chọn mặt hàng này, bạn có thể mở cửa hàng dưới hình thức đại lý phân phối cho các hãng nỗi tiếng sản xuất tại nước ngoài như Ikea. Mẫu mã của những hãng này đẹp, tiện dụng lại không mất các chi phí thiết kế. Hiện nay tại Việt Nam, siêu thị nội thất Uma hay Ikshop,... đang hoạt động với hình thức như vậy.
Ngược lại với nội thất nội, nội thất tự đóng thì giá cả sản phẩm có phần rẻ hơn, phù hợp với phần lớn người tiêu dùng Việt. Các sản phẩm làm ra nếu tự tin về chất lượng, mẫu mã thì không bao giờ lo “ế". Tuy nhiên giá thành để tự đóng ra sản phẩm khá cao, thông thường cần phải mở thêm cả xưởng
2. Tạo sự khác biệt để tăng khả năng cạnh tranh
Để hoạt động buôn bán được hiệu quả, theo kinh nghiệm mở cửa hàng nội thất, bạn buộc phải có khả năng dự đoán và bắt kịp được những xu hướng mới của thời đại, từ đó liên tục cập nhật những sản phẩm với mẫu mã mới, độc đáo hơn, đẹp mắt hợp, đáp ứng được thị hiếu và thu hút được khách hàng.
Nội thất đa phần là những sản phẩm có giá trị cao. Bỏ ra một số tiền không nhỏ, chắc chắn khách hàng luôn có những yêu cầu khắt khe về sản phẩm và cân nhắc rất kỹ càng. Vì thế, kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng của sản phẩm, những thứ tạo nên giá trị của sản phẩm, mang lại sự đột phá, đa năng, tiện ích là những yếu tố cần được chú trọng hàng đầu để nâng cao khả năng cạnh tranh.
Ngoài ra, nội thất còn là những đồ trang trí trong một khôn gian, vì thế, tính chất thẩm mỹ luôn được coi trọng. Bạn nên nắm bắt và dự đoán được xu hướng mới trong tương lai để kịp thời đưa ra những sản phẩm phù hợp, đây chính là yếu tố tiên quyết quyết định hiệu quả kinh doanh của một cửa hàng kinh doanh trang trí nội thất. Khách hàng chắc chắn sẽ quan tâm việc ngôi nhà của họ sẽ được trang trí nội thất thật đẹp mắt, hợp thời chứ không bao giờ muốn sở hữu một không gian lỗi mốt.
Cuối cùng, việc đầu tư mẫu mã sản phẩm còn tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bằng nhờ việc tạo ra sự duy nhất, khác biệt so với những cửa hàng khác. Nhờ vậy, không những giúp thu hút khách hàng mà còn giảm bớt những áp lực về cạnh tranh.
3. Trang bị kiến thức về thiết kế nội thất, có hiểu biết về vật liệu
Học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức là điều mà bất cứ người kinh doanh nào cũng cần thực hiện trước khi xâm nhập vào thị thường. Đặc biệt với một ngành hàng cần số vốn đầu tư không hề nhỏ như nội thất thì điều này càng quan trọng hơn, mỗi bước đi đều cần phải tuyệt đối chính xác và nằm trong sự tính toán.
Là chủ một cửa hàng kinh doanh nội thất, nếu bạn không có những sự am hiểu về sản phẩm của mình thì bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiêu rủi ro. Ví dụ: nhập những sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, chất liệu kém bền, hàng loại 2, loại 3,... Hơn nữa, có thể gặp phải những sản phẩm chưa kịp bán mà đã hỏng hay có mức giá nhập quá cao so với thị trường. Gặp phải những điều này, bạn chẳng những mất khách mà còn có nguy cơ lỗ vốn, phá sản rình rập.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải có các kiến thức về thiết kế nội thất. Bởi lẽ đa số khách hàng lựa chọn nội thất chỉ dựa theo nhu cầu chứ chưa biết phải lựa chọn màu sắc, mẫu mã thế nào cho phù hợp vơí không gian. Đây chính là công việc của một cửa hàng kinh doanh nội thất, bạn phải đưa ra được những lời tư vấn, gợi ý cho khách hàng của mình, giúp họ giải quyết được nhu cầu mà vẫn mang đến sự hài hoà trong không gian.