5 bước cơ bản vẽ đầu tượng thạch cao
Đại học là cánh cửa quan trọng quyết định đến tương lai và là thời điểm đánh dấu kết quả của 12 năm đèn sách của các sĩ tử. Đối với khối H, là khối năng khiếu vẽ, đòi hỏi thí sinh phải có năng khiếu, kỹ năng và sự hiểu biết về kiến thực hội họa. Song bên cạnh đó kinh nghiệm là điều không thể thiếu ở bất kỳ môn thi nào và vẽ cũng không ngoại lệ. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn đọc kinh nghiệm vẽ tượng thạch cao, giúp bạn đạt kết quả cao nhất trong kỳ thi đại học sắp tới.
BƯỚC 1:
Định vị bản vẽ Trước hết, cần xác định độ dài rộng và vị trí không gian, mức độ to nhỏ của đầu. Khi phác thảo, không nên vẽ các nét quá dài, cũng không nên vẽ quá sắc nét.
Xác định đường viền, vị trí mặt mũi
– Phác Họa hình dạng và vị trí của ngũ quan, không tách rời ngũ quan khi phác thảo sẽ rất khó vẽ chuẩn chúng. Cần phác thảo ngoài trước trong sau, rồi lại từ trong ra ngoài.
– Liên tục so sánh vị trí không gian, các điểm chuyển đổi xem đã chính xác chưa. Phải phân biệt rõ mức độ mạnh yếu của đường bao quanh và ánh sáng nhất định .
Vẽ mối liên quan kết cấu lớn của mỗi bộ phận
Phải chú ý đến sự chuyển đổi thể diện chính và sự chuyển đổi hình dạng ngũ quan, sự lồi lõm của ngũ quan: như khóe mắt, khóe miệng lỗ mũi, cánh mũi, gò má. Tượng thạch cao nữ đa số là hình tròn trịa, chỉ có phần ít như chân mày, sống mũi là vuông, có bộ phận là có tròn trong vuông, cho nên ” nét bút theo hình thể “.
Tiếp tục chỉnh sửa
– Trong quá trình khắc họa bước tiếp theo, 1 số đường nét có vẻ không liên quan. Ví dụ đường viền của bóng, thực ra nó lên xuống theo hình thể, qua việc vẽ đường bóng có thể giải thích hình thể
– Tiếp tục điều chỉnh xung quanh dựa vào vị trí của ngũ quan cho đến khi đạt được độ hài hòa.
– Cụ thể hóa từng bộ phận, không được xem nhẹ việc thể hiện tai, kết cấu cần chính xác, đồng thời ăn khớp với chỉnh thể, không được quá tách biệt.
– Khắc họa đầy đủ chi tiết, đường giao nhau sáng tối, chú ý đến sự biến đổi thực hư, chính phụ.
Khắc họa sâu sắc
– Đi sâu vào thể hiện tinh tế, liên tục điều chỉnh quan hệ chỉnh thể và từng phần. Mỗi chi tiết đều được cân nhắc kỹ càng tạo nên nét đặc thù của bộ mặt .
Những lưu ý khi vẽ tượng thạch cao
1. Trong quá trình dựng hình, không nên quá chú trọng vào các chi tiết, mà chỉ nên quan tâm đến khung bố cục, tỉ lệ khuôn mặt, tỉ lệ giữa đầu, cổ và bục, độ rộng khuôn mặt, cung lông mày.
2.Khi tượng có những chi tiết như: tóc nhiều nếp gấp, mắt có nhiều nếp nhăn… thì cần phải vẽ tổng diện tích, rồi vẽ khối, cuối cùng mới vẽ những chi tiết. Các chi tiết không cần thiết thì nên lược bỏ để không làm ảnh hưởng đến khối và làm biến dạng hình dáng chung của mẫu.
3. Thông thường tượng sẽ được đúc ghép bởi 2 mặt trước và sau nên sẽ xuất hiện đường giáp lai 2 mặt, vì vậy khi vẽ nên bỏ qua chi tiết này.
4.Khi vẽ tượng nữ và tượng trẻ em cần quan sát kĩ và sử dụng nhiều nét cong mềm mại khi chia diện để bài không bị khô cứng.
5. Khi vẽ tượng nghiêng đầu, ngửa đầu phải tuân thủ nguyên tắc: Nghiêng đầu thì quan tâm đến trục mặt; Ngửa đầu thì quan tâm phần trán đẩy vào trong – cằm nhô ra.
6. Khi đánh bóng phải suy luận nhiều hơn quan sát, bởi đa số ánh sáng sẽ thay đổi liên tục theo thời gian. Khu vực tối nhất là: Gầm mắt, gầm mũi, gầm môi, gầm cằm, sau gáy, cổ, bục và bón, phải tập trung ở những khu vực này để tạo chiều sâu cho khối.
BƯỚC 1:
Định vị bản vẽ Trước hết, cần xác định độ dài rộng và vị trí không gian, mức độ to nhỏ của đầu. Khi phác thảo, không nên vẽ các nét quá dài, cũng không nên vẽ quá sắc nét.
BƯỚC 2:
Xác định đường viền, vị trí mặt mũi
– Phác Họa hình dạng và vị trí của ngũ quan, không tách rời ngũ quan khi phác thảo sẽ rất khó vẽ chuẩn chúng. Cần phác thảo ngoài trước trong sau, rồi lại từ trong ra ngoài.
– Liên tục so sánh vị trí không gian, các điểm chuyển đổi xem đã chính xác chưa. Phải phân biệt rõ mức độ mạnh yếu của đường bao quanh và ánh sáng nhất định .
BƯỚC 3:
Vẽ mối liên quan kết cấu lớn của mỗi bộ phận
Phải chú ý đến sự chuyển đổi thể diện chính và sự chuyển đổi hình dạng ngũ quan, sự lồi lõm của ngũ quan: như khóe mắt, khóe miệng lỗ mũi, cánh mũi, gò má. Tượng thạch cao nữ đa số là hình tròn trịa, chỉ có phần ít như chân mày, sống mũi là vuông, có bộ phận là có tròn trong vuông, cho nên ” nét bút theo hình thể “.
BƯỚC 4:
Tiếp tục chỉnh sửa
– Trong quá trình khắc họa bước tiếp theo, 1 số đường nét có vẻ không liên quan. Ví dụ đường viền của bóng, thực ra nó lên xuống theo hình thể, qua việc vẽ đường bóng có thể giải thích hình thể
– Tiếp tục điều chỉnh xung quanh dựa vào vị trí của ngũ quan cho đến khi đạt được độ hài hòa.
– Cụ thể hóa từng bộ phận, không được xem nhẹ việc thể hiện tai, kết cấu cần chính xác, đồng thời ăn khớp với chỉnh thể, không được quá tách biệt.
– Khắc họa đầy đủ chi tiết, đường giao nhau sáng tối, chú ý đến sự biến đổi thực hư, chính phụ.
BƯỚC 5:
Khắc họa sâu sắc
– Đi sâu vào thể hiện tinh tế, liên tục điều chỉnh quan hệ chỉnh thể và từng phần. Mỗi chi tiết đều được cân nhắc kỹ càng tạo nên nét đặc thù của bộ mặt .
Vậy là đã xong 5 bước để vẽ TƯỢNG thật chuẩn rồi !!!
Những lưu ý khi vẽ tượng thạch cao
1. Trong quá trình dựng hình, không nên quá chú trọng vào các chi tiết, mà chỉ nên quan tâm đến khung bố cục, tỉ lệ khuôn mặt, tỉ lệ giữa đầu, cổ và bục, độ rộng khuôn mặt, cung lông mày.
2.Khi tượng có những chi tiết như: tóc nhiều nếp gấp, mắt có nhiều nếp nhăn… thì cần phải vẽ tổng diện tích, rồi vẽ khối, cuối cùng mới vẽ những chi tiết. Các chi tiết không cần thiết thì nên lược bỏ để không làm ảnh hưởng đến khối và làm biến dạng hình dáng chung của mẫu.
3. Thông thường tượng sẽ được đúc ghép bởi 2 mặt trước và sau nên sẽ xuất hiện đường giáp lai 2 mặt, vì vậy khi vẽ nên bỏ qua chi tiết này.
4.Khi vẽ tượng nữ và tượng trẻ em cần quan sát kĩ và sử dụng nhiều nét cong mềm mại khi chia diện để bài không bị khô cứng.
5. Khi vẽ tượng nghiêng đầu, ngửa đầu phải tuân thủ nguyên tắc: Nghiêng đầu thì quan tâm đến trục mặt; Ngửa đầu thì quan tâm phần trán đẩy vào trong – cằm nhô ra.
6. Khi đánh bóng phải suy luận nhiều hơn quan sát, bởi đa số ánh sáng sẽ thay đổi liên tục theo thời gian. Khu vực tối nhất là: Gầm mắt, gầm mũi, gầm môi, gầm cằm, sau gáy, cổ, bục và bón, phải tập trung ở những khu vực này để tạo chiều sâu cho khối.
1 Bình luận
Hãy đăng nhập để viết bình luận...