Hans J. Wegner- Bậc thầy của những chiếc ghế huyền thoại
![](https://www.kientruc.com/uploads/images/trong-hung-33/images/hans-j-wegner-bac-thay-cua-nhung-chiec-ghe-huyen-thoai1584088282.jpg)
Hans J. Wegner
Hans J. Wegner (1914 – 2007), - một trong những nhà thiết đồ đạc sáng giá nhất, và đồng thời ông cũng là một trong những nhà thiết kế có nhiều mẫu sản phẩm được sản xuất nhiều nhất, tính đến nay là khoảng trên 1000 mẫu.
Những mẫu thiết kế của ông đều được đánh giá và mô tả như những tác phẩm “trường tồn”(timeless), “bất diệt”(everlasting), “hoàn hảo trên mọi phương diện trong giới hạn khả thi”(nguyên văn tiếng Anh: “perfect to the fullest extent of what is possible”), và “vượt trên mọi xu thế” (free from passing trends).
Đã có rất nhiều tranh luận về chất lượng những sản phẩm của Wegner, nhưng hầu như chắc chắn, không thể phủ nhận yếu tố quan trọng nhất chính là những người thợ thủ công lành nghề - một cách tiếp cận, một cầu nối thực tiễn nhất, đảm bảo nhất giữa ông và chính các mẫu thiết kế. Đối với Wegner, chính thái độ sẽ quyết định ông có thể tiến bao xa trong quá trình phát triển từng mẫu thiết kế của mình.
Trong khoảng thời gian từ 1960 – 1968, rất nhiều những nguyên mẫu (những bản mẫu thiết kế đầu tiên) của ông đã được phát triển tại xưởng PP Mobler (*) trước khi được đưa vào sản xuất bởi Johannes Hansen và Erik Jørgensen et. al. Từ 1968 – 1969 mối quan hệ tăng cường hợp tác giữa ông và PP Mobler đã được thể hiện bằng việc ông thiết kế những mẫu - mà lần đầu tiên chúng được sản xuất bởi chính PP Mobler. Và sự kiện này không chỉ quan trọng đối với riêng PP Mobler, mà điều đó cũng rất có ý nghĩa với Wegner khi ông có thể tiếp tục cuộc chơi những nghiên cứu của mình với gỗ, tìm tòi các triển vọng về hình dáng cũng như cấu trúc của loại vật liệu này. Đến nay, PP Mobler vẫn đang tiếp tục sản xuất rất nhiều những mẫu thiết kế của Wegner.
(*): PP Mobler – xuất thân là xưởng mộc của một gia đình người Đan Mạch, ra đời vào năm 1953, được thừa hưởng những giá trị truyền thống rất lâu đời trong lĩnh vực thiết kế đồ đạc thủ công chất lượng cao. Động lực thúc đẩy không ngừng của họ chính là tình yêu và niềm đam mê tuyệt vời với vật liệu Gỗ, đi kèm với một một niềm tin không thể lay chuyển rằng khi Công nghệ kết hợp với những kỹ năng nhuần nhuyễn của nghề thủ công truyền thống sẽ cho ra đời những sản phẩm hoàn hảo nhất.
Wegner luôn luôn tính toán đến khía cạnh thực tế trong quá trình thiết kế của ông bằng việc thiết lập một số những nguyên tắc rất khắt khe, một quá trình tạo hình độc đoán – liệu điều đó là có thể? Những quy tắc này không phải chỗ giành cho những cảm hứng tự do phá cách, nó đòi hỏi sức sáng tạo trong quá trình tư duy phải luôn luôn có sự liên hệ qua lại với các yếu tố liên quan đến đặc tính và thế mạnh của từng loại vật liệu. Như Henrik Most viết về điều này trong một bài báo: “Sự tự do lớn nhất bắt nguồn từ những điều giản dị khắt khe nhất” (nguyên văn tiếng Anh: “The biggest freedom stems from the most severe strictness”). Nói về cuộc đối thoại giữa Vật liệu và Sự sáng tạo, Wegner đã thể hiện sự vượt trội so với hầu hết các đồng nghiệp của ông.
Từ 1928-1932 Wegner tham gia học việc với Nghệ nhân thủ công Stahlberg – một bậc thầy ở Tonder. Ông giành phần lớn thời gian rảnh rỗi của mình cho việc trạm khắc các loại hình thù trên gỗ và ước mơ sẽ trở thành một người thợ trạm một ngày nào đó. Ở tuổi 15, ông đã tự mình làm chiếc ghế đầu tiên. 1935-1936: Wegner tham gia khóa học Thợ làm đồ gỗ mỹ nghệ (nguyên văn tiếng Anh: Cabinet Making course) trong hai tháng rưỡi tại Học Viện Công Nghệ (nguyên văn: Teknologisk Institut) rồi sau đó là tại trường Nghệ thuật và Thủ công (School of Arts and Crafts), đặc biệt là chuyên ngành Đồ gỗ mỹ nghệ. Chính tại đây, ông đã gặp và trở thành bạn – đối tác với Jutlander, Borge Mogensen.
Wegner vẫn tiếp tục thiết kế cho Fritz Hansen cho đến giữa những năm 50 thế kỷ trước, trước khi ông chuyển đến Copenhagen và hợp tác chặt chẽ với Johannes Hansen (PP Mobler). Johannes Hansen đã cho phép Wegner thỏa sức làm bất cứ thứ gì mình thích trong xưởng nhà PP Mobler, và Wegner đã trở thành bạn thân với người quản đốc ở đây, Niels Thomsen khi ông này vào làm việc tại xưởng từ 1947. “The Peacock Chair” - PP550 (Chiếc ghế con công) ra đời năm 1947 là một trong những mẫu sản phẩm độc đáo đầu tiên của Wegner.
![](https://www.kientruc.com/uploads/images/trong-hung-33/images/hans-j-wegner-bac-thay-cua-nhung-chiec-ghe-huyen-thoai1584088466.jpg)
The Peacock Chair
Năm 1949, Wegner đã thiết kế “The Round One/ The Chair” - PP501 với mặt ngồi của ghế làm từ RƠM ??? (nguyên văn: strawbottom seat), “The Folding Chair “ – PP512(ghế gấp), “The Three legged shell Chair” – CH07 và “The Y-Chair” - CH24 (Wishbone Chair).
Trong số đó, “The Round One”- một cách gọi rất dân dã quen thuộc của Wegner khi ông nói về mẫu ghế này, là một trong những sản phẩm nội thất nổi tiếng nhất của Đan Mạch, có ý nghĩa quan trọng và tạo được sự khác biệt nhất Đan Mạch. Nó được đánh giá là hội tụ đầy đủ những phẩm chất cốt lõi của ngành chế tác gỗ truyền thống Đan Mạch và thể hiện một triết lý thiết kế theo cách đơn giản và đúng mực nhất. Và chắc hẳn nó trở thành một thiết kế quan trọng nhất của Hans J Wegner. Với chiếc ghê này, cuối cùng Wegner đã được giải phóng khỏi cảm hứng từ những nền văn hóa khác (**) và từ những nhà thiết kế khác mà ông đã chịu ảnh hưởng từ thủa mới vào nghề.
![](https://www.kientruc.com/uploads/images/trong-hung-33/images/hans-j-wegner-bac-thay-cua-nhung-chiec-ghe-huyen-thoai1584088527.jpg)
(**): Ở đây người dịch đoán rằng tác giả bài viết muốn đề cập đến nền văn hóa phương Đông, mà cụ thể là Trung Hoa – Wegner được truyền cảm hứng khá nhiều từ những mẫu nội thất đời nhà Ming, mà 2 mẫu FH 4283 và FH 1783 được nhắc đến ở trên là những ví dụ điển hình …
Chiếc ghế này đã được kiến tạo bởi một thứ ngôn ngữ về hình dáng và cấu trúc mà chỉ Wegner mới có thể cất lên. Nó đã gây nên tiếng vang khi vinh dự được tờ tạp chí về Nội thất uy tín của Mỹ (American Interiors Magazine) đưa tin như một mẫu thiết kế của nước ngoài đầu tiên – cụ thể là Đan Mạch được vinh danh mà tiền lệ chưa bao giờ có.
Chính sự thành công trong thiết kế của chiếc ghế này đã trở thành nền tảng cho rất rất nhiều những mẫu thiết kế khác mà trong hơn một thập kỷ đã là mũi nhọn kinh doanh cốt lõi của 6 Nghành công nghiệp sản xuất đồ nội thất Đan Mạch, từ đó trở thành lực lượng chính đưa chủ nghĩa Hiện đại Đan Mạch bứt phá và khẳng định vị trí trên trường quốc tế.
![](https://www.kientruc.com/uploads/images/trong-hung-33/images/hans-j-wegner-bac-thay-cua-nhung-chiec-ghe-huyen-thoai1584088647.jpg)
![](https://www.kientruc.com/uploads/images/trong-hung-33/images/hans-j-wegner-bac-thay-cua-nhung-chiec-ghe-huyen-thoai1584088660.jpg)
![](https://www.kientruc.com/uploads/images/trong-hung-33/images/hans-j-wegner-bac-thay-cua-nhung-chiec-ghe-huyen-thoai1584088671.jpg)
![](https://www.kientruc.com/uploads/images/trong-hung-33/images/hans-j-wegner-bac-thay-cua-nhung-chiec-ghe-huyen-thoai1584088695.jpg)
“We must be careful that everything doesn’t get so dreadfully serious. We must play – but we must play in a serious way!” – Hans J. Wegner (nguyên văn câu tiếng Anh). Người dịch tạm dịch theo lối nói suồng xã:
“ Chẳng có gì phải “xoắn” cả. Chúng ta sẽ chơi – nhưng chúng ta phải chơi một cách thật nghiêm túc!” – Hans J. Wegner.
Dù mang vẻ ngoài hiện tại như chúng ta đang thấy, thực tế ý tưởng ban đầu và hình dáng của chiếc ghế “ The Flag Halyard” đã được thai nghén trong hoàn cảnh không có gì đặc biệt: Vào một chiều hè nóng nực, khi lũ trẻ đang chơi đùa trên mặt biển, còn Wegner thì đang đào và đắp một chiếc ghế bằng cát thành một chỗ thư giãn để tận hưởng kỳ nghỉ. J
![](https://www.kientruc.com/uploads/images/trong-hung-33/images/hans-j-wegner-bac-thay-cua-nhung-chiec-ghe-huyen-thoai1584088738.jpg)
Được thiết kế vào năm 1952, “The Cow Horn Chair” – PP505 đã ngay lập tức chắp cánh thêm cho sự đột phá tiếp theo trong sự nghiệp của Wegner. Cũng giống như “The Round Chair” (PP501 / PP503 / The Chair), nó thể hiện được sự liên tục xuyên suốt về hình học và sự rõ ràng trong triết lý thiết kế. Nhưng để phục vụ cho một mục đích khác, Wegner muốn tạo ra một chiếc ghế - sẽ đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi công việc của ông.
Để tỏ lòng tôn thờ của mình đối với vẻ đẹp ngoạn mục của gỗ tự nhiên khi được đục trạm thủ công bằng tay trong những hình dạng hữu cơ, Wegner muốn làm một chiếc ghế trông thật liền khối và cô đọng. Vì thế ông quyết định chỉ dùng 2 miếng gỗ để thực hiện cả phần tay vịn và phần lưng tựa, rồi sẽ ghép 2 miếng với nhau ở vị trí chính giữa ghế (thay vì 3 miếng được ghép vào nhau như ở “The Round Chair” – lời người dịch). Nếu theo cách thông thường, dễ nhận thấy là phần mối nối nên chạy theo thớ gỗ như những chiếc mộng rồi sẽ được chốt lại với nhau, nhưng với trường hợp ghế sừng bò, thay vì giấu đi những mối liên kết cần thiết, Wegner lại quyết định tăng cường thêm mối nối và biến chúng thành một phần để trang trí cho thiết kế này.
Và để đạt được hiệu quả tối đa về thị giác, Wegner đã chọn một màu gỗ cho phần các mộng liên kết này thật tương phản với màu gỗ của chiếc ghế. Chính cái ý tưởng về thị giác này đã trở thành một dấu hiệu rất đặc trưng xuất hiện trong rất nhiều sản phẩm của ông sau này, và đó cũng là một ví dụ quan trọng trong cách tiếp cận thiết kế theo hướng rất trung thực và đậm chất thủ công của ông.
![](https://www.kientruc.com/uploads/images/trong-hung-33/images/hans-j-wegner-bac-thay-cua-nhung-chiec-ghe-huyen-thoai1584088787.jpg)
![](https://www.kientruc.com/uploads/images/trong-hung-33/images/hans-j-wegner-bac-thay-cua-nhung-chiec-ghe-huyen-thoai1584088790.jpg)
Trong công việc của mình, Wegner cũng thường xuyên thể hiện sự hài hước như một phần chính của thiết kế. Và “The Valet Chair” là một ví dụ rõ ràng để minh chứng cho điều đó. Ý tưởng về chiếc ghế này đã được ấp ủ từ 1951 sau một buổi tán gẫu khá lâu giữa ông và vị giáo sư Kiến trúc Steen Eiler Rasmussen cùng nhà thiết kế Bo Bojesen về vấn đề của việc gấp quần áo sao cho tiện lợi nhất trước khi lên giường đi ngủ. Với chiếc ghế Valet, Wegner đã có câu trả lời cho cuộc tranh luận này, một sự kết hợp những yêu cầu về công năng với cuộc chơi về điêu khắc – tất cả có trong thiết kế của một chiếc ghế.
Về cấu tạo: Thanh gỗ trên cùng có hình dạng giống hệt một cái mắc treo áo, còn phần mặt ngồi thực chất là một hộp trữ đồ. Nguyên bản, chiếc ghế này có 4 chân, nhưng Wegner đã cảm thấy không thỏa mãn với giải pháp này và ông tiếp tục nghiên cứu thêm. Cuối cùng ông đã khắc phục được cái kiểu dáng trông nặng nề của nó bằng việc bỏ đi một chân ghế. PP Mobler đã tiếp quản việc sản xuất phiên bản 3 chân này từ năm 1982.
![](https://www.kientruc.com/uploads/images/trong-hung-33/images/hans-j-wegner-bac-thay-cua-nhung-chiec-ghe-huyen-thoai1584088840.jpg)
Khi Wegner tổ chức kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 vào năm 2004, vẫn có đến 130 mẫu thiết kế của ông đang được sản xuất và nhu cầu cho những sản phẩm nội thất của ông vẫn đang tiếp tục tăng lên. Nhà sản xuất Carl Hansen & Son đã đạt được thỏa thuận thành công về việc tái sản xuất lại một vài mẫu của ông.
Năm 2007, Wegner đã vĩnh viễn ra đi và để lại cả một gia tài kiệt suất về thiết kế cùng những tinh hoa trong ngành thủ công cho các thế hệ tương lai. Ông được chôn cất tại một nghĩa trang ở trong rừng – giữa đại ngàn, và PP Mobler vẫn tiếp tục cộng tác chặt chẽ với người con gái của ông là Marianne Wegner. Hình ảnh cây sồi được trạm khắc trên bia mộ như một sự tưởng niệm cuối cùng mà nhân loại giành cho ông .
![](https://www.kientruc.com/uploads/images/trong-hung-33/images/hans-j-wegner-bac-thay-cua-nhung-chiec-ghe-huyen-thoai1584088901.jpg)
![no-image](https://kientruc.com/uploads/images/PHEUTHUSAN/images_rz/200x200avatar-kien-truc-su.jpeg)
![no-image](https://kientruc.com/uploads/images/nguyen-ba-dung-1342/images_rz/200x200avatar-kien-truc-su.jpeg)
![no-image](https://www.kientruc.com/uploads/images/123456-8013/images_rz/200x2001585131507-kien-truc-su.jpg)
KT Lighting
và 5 người khác thích điều này
0 Bình luận
Hãy đăng nhập để viết bình luận...