Nguyên tắc số 1: Kiến Trúc Sư luôn từ chối hoặc dập tắt ý định của họ hàng, người quen, bạn bè khi họ muốn “nhờ” hay “hộ”. Nếu bạn không mạnh tay từ lúc đầu, bạn sẽ gặp rất nhiều sự phiền toái về sau.
Kiến Trúc Sư đôi khi thẳng thắn như cô gái này thì khách hàng mới quý trọng sản phẩm của Kiến Trúc Sư được
Với những chủ nhà có tính cách lầy lội như vậy luôn khiến Kiến Trúc Sư phải nhận những sự ấm ức khó chịu. Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là bạn phải làm hợp đồng rõ ràng ngay từ đầu về thời gian giao tiền thật là chi tiết. Mất lòng trước, được lòng sau !!!
Mặc dù Kiến Trúc Sư phải nhận nhiều trái đắng khi hành nghề, mệt mỏi trong công việc nhưng họ vẫn luôn lạc quan. Nghề này không yêu đời, vui vẻ thì không thể nghĩ ra được nhiều ý tưởng hay ho được.
Chiêu trò quen thuộc của các chủ đầu tư lớn là dụ dỗ Kiến Trúc Sư “cứ làm đi” , “ làm xong anh giới thiệu nhiều khách khác” ... Hãy luôn tỉnh táo trước những cám dỗ của cuộc sống nhé 500 anh em Kiến Trúc Sư
Đôi khi, bạn đã làm hợp đồng rõ ràng rồi nhưng vẫn gặp phải khách hàng lầy lội như vậy. Coi như đó là “tai nạn nghề nghiệp” thôi.
Với những khách hàng viện cớ đi bệnh viện để trì hoãn trả tiền thiết kế phí cũng là 1 trong các tình huống éo le mà Kiến Trúc Sư gặp phải.
Tuy nhiên, với phẩm chất hết mình vì công việc , sống chết với đứa con tinh thần của mình, Kiến Trúc Sư sẵn sàng dồn hết tâm huyết của mình khi gặp những khách hàng “chịu chơi” và “chịu chi”
Trên đây là một số tình huống oái ăm của tình trạng quịt tiền Kiến Trúc Sư, hy vọng "vấn nạn" này sẽ nhanh chóng được phổ cập đến khách hàng để cho đời sống của các Kiến Trúc Sư được tốt hơn.
Bài viết đề nghị:
1. Hướng dẫn trở thành Kiến Trúc Sư
2. Thiết lập cài đặt Profile Kiến Trúc Sư
3. Hướng dẫn Upload dự án của bạn lên KIENTRUC.com