Phong cách hiện đại (Modernism)
Phong cách thiết kế nội thất hiện đại không quá để ý đến các họa tiết rườm rà. Thay vào đó là việc chú trọng đến cách thức thi công, thiết kế. Sự tối giản và tinh tế được đề cao. Ý tưởng sáng tạo được coi trọng. Các kiến trúc sư cực kỳ quan tâm đến cảm hứng và xu hướng.
Phong cách cổ điển (classic)
Phong cách cổ điển có nguồn gốc từ châu Âu, chịu ảnh hưởng của kiến trúc Hy Lạp và La Mã cổ đại. Chính vì vậy, bố cục, tỉ lệ được mô tả và thiết kế rất chính xác.
Phong cách cổ điển làm toát lên nét hoài niệm trong cung cách thiết kế. Vật liệu, màu sắc, họa tiết được nghiên cứu rất kỹ lưỡng, làm bật lên tính trầm và lạnh. Cửa sổ, hành lang cao và rộng, hài hòa với kiến trúc tổng thể khiến không gian trở nên thoáng đãng.
Phong cách Đương đại (Phong cách Contemporary)
Kiến trúc đương đại nói được một ngôn ngữ chung cho nhiều dân tộc trên thế giới. Sự đơn giản, phảng phất một chút phức tạp. Dựa trên việc sử dụng vật liệu, công nghệ mới và những mẫu mã hình học tạo được những không gian mới lạ hơn.
Kiến trúc đương đại được xem là thứ ngôn ngữ độc đáo cho nhiều dân tộc trên thế giới. Phong cách kiến trúc toát lên sự đơn giản nhưng phảng phất chút phức tạp. Điều này có được từ việc kết hợp vật liệu, công nghệ mới và lối tư duy sắc sảo.
Phong cách Hi-Tech (Sử dụng đồ nội thất thông minh)
Phong cách hi-tech thiên về việc áp dụng các công nghệ tiên tiến nhất vào trong kiến trúc và xây dựng. Vẻ đẹp của kiến trúc thể hiện ở sự thời thượng của kết cấu, vật liệu, thiết bị. Các công năng hoàn hảo là những gì người ta dễ nhận thấy nhất ở kiểu thiết kế này.
Thiết kế nội thất theo phong cách hi-tech có lợi thế là tính bền vững, tiện nghi và chắc chắn. Tuy nhiên chi phí đầu tư rất cao. Hơn nữa, việc thiết kế, thi công phải được triển khai đồng bộ để đảm bảo hệ thống hoạt động trôi chảy.
Nhìn chung, hi-tech là mẫu mực cao nhất của trường phái Hậu Hiện Đại. Đây là xu hướng “giải tỏa kết cấu chủ nghĩa” trong việc lựa chọn khuôn mẫu kiến trúc.
Phong cách Trung Âu (Phong cách Bohemian)
Phong cách Trung Âu hay còn được gọi là phong cách Bohemian đề cao đến sự phóng khoáng và phá cách trong thiết kế. Không gian mở và sự thoáng đãng được ưu tiên trong kiến trúc, tạo cảm giác tự do. Phong cách này đã từng “làm mưa làm gió” một thời gian dài trên thế giới.
Phong cách Trừu tượng
Phong cách trừu tượng đề cập nhiều đến tư duy thiết kế và tính tưởng tượng, sáng tạo. Đường nét kiến trúc không tập trung vào bất cứ trường phái nào mà chạy theo ý tưởng thiết kế. Đây là phong cách “thiên biến vạn hóa”. Do đó, tư duy của người kiến trúc sư rất quan trọng.
Phong cách thiêt kế nội thất trừu tượng phù hợp với những người làm công việc sáng tạo, viết lách. Trong phong cách thiết kế này, ánh sáng, màu sắc rất được coi trọng. Các bức tường thường được trang trí bằng tranh vẽ hoặc vẽ trực tiếp lên. Gia chủ sẽ có cảm giác bước vào một thế giới mới khi về đến nhà.
Phong cách Vui nhộn (Phong cách Funky)
Phong cách vui nhộn không có khuôn khổ gò bó nào. Phong cách này đề cao đến sự ngẫu nhiên và phá cách. Chính vì vậy, bước vào không gian sống, ta có cảm giác khoan khoái pha lẫn một chút gì đó “tưng tửng” toát lên từ kiến trúc, nội thất.
Phong cách Funky được sử dụng nhiều trong các không gian công cộng, không gian mở, phòng khách…Việc phối màu và thiết kế nội thất phải đi từ cảm nhận phía bên trong.
Phong cách Quyền quý (Phong cách Gothic)
Phong cách Gothic có xuất xứ từ châu Âu. Đặc trưng của phong cách này là các bức tường bằng gạch đỏ, mái ngói cao và dựng, có cửa sổ trên gác mái. Phong cách Gothic toát ra nét quyền quý, bí ẩn nhưng cũng rất sang trọng.
Phong cách Gothic rất được ưa chuộng trong việc thiết kế các tòa lâu đài nổi tiếng ở châu Âu. Ngày nay, phong cách này có thể thấy nhiều tại các biệt thự, nhà vườn của giới thượng lưu. Chi phí đắt đỏ và sự tỉ mỉ trong họa tiết là điều khiến nhiều phong cách này không được phổ cập rộng rãi.
Phong cách tối giản (Phong cách Minimalism)
Phong cách tối giản rất được ưa chuộng trong những năm trở lại đây. Việc tối giản không chỉ nằm ở vấn đề tiết chế nội thất, kiến trúc mà còn nằm trong tư duy thiết kế. Vì vậy, phong cách này phù hợp với những người hướng đến trường phái đơn giản trong đầu óc và cuộc sống.
Đặc điểm dễ nhận thấy của phong cách tối giản là các thiết kế tập trung vào việc mở rộng không gian sống, hạn chế không gian nội thất. Phong cách thiết kế mở, loại bỏ tường ngăn giữa phòng khách và nhà bếp rất được ưa chuộng. Gầm cầu thang cũng được tận dụng triệt để trong thiết kế.
Phong cách hoài cổ (Phong cách Retro)
Phong cách hoài cổ với đặc trưng là các gam màu trầm: nâu, cam, đất…là chủ đạo. Phong cách hoài cổ thể hiện gu thẩm mỹ và “chịu chơi” của gia chủ. Vật liệu thường sử dụng là nhung, đá ốp, bọc da…Phong cách thiết kế nội thất toát lên sự sang trọng, phù hợp với mọi lứa tuổi.
Thiết kế nội thất theo phong cách hoài cổ rất phù hợp với những người yêu thích vẻ đẹp hoài cổ nhưng cách tân. Phong cách này phù hợp với mọi loại hình không gian từ công cộng cho đến riêng tư. Điều cần lưu ý là cách thiết kế phải phù hợp với công năng.
Phong cách Vintage
Phong cách vintage là sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển, sang trọng nhưng gần gũi tạo cảm giác thân quen, dễ chịu. Phong cách thiết kế nội thất đặc trưng dễ nhận thấy là việc tận dụng các loại đồ cũ, đồ tái chế. Các loại màu sắc được ứng dụng rộng rãi là nâu nhạt, xanh navy, xanh cổ vịt, màu rêu…Phong cách này phù hợp với những con người có cách sống đằm, già dặn và yêu thích sự hoài niệm.
Hy vọng rằng, với những phong cách thiết kế nội thất mà KIENTRUC.com đã chia sẻ ở trên, gia chủ sẽ chọn được phong cách phù hợp với gu thẩm mỹ của mình. phong cách thiết kế nội thất hiện đại