Những điều cần biết trước khi xây nhà phố
Trước khi đi vào thực hiện các bước thi công nhà phố, gia chủ phải chắc chắn rằng mọi ý tưởng đã được bàn bạc và thống nhất với kiến trúc sư. Lúc đó, bản vẽ thiết kế chính là kim chỉ nam điều hướng cho mọi hoạt động thi công. Các công việc diễn ra phải tuân thủ theo bản vẽ thiết kế.
Căn cứ vào bảng báo giá thi công nhà phố để lựa chọn nhà thầu phù hợp. Nếu gia chủ lựa chọn hình thức thi công nhà phố trọn gói, hãy tin tưởng giao toàn bộ mọi việc cho nhà thầu thực hiện. Chỉ cần ký cam kết các thỏa thuận giữa hai bên. Cam kết này sẽ có hiệu lực pháp lý nếu xảy ra vấn đề.
Nếu lựa chọn hình thức thầu từng gói, bảng báo giá thi công nhà phố sẽ được chia ra thành từng hạng mục tương ứng với từng gói thầu. Cần tham khảo kỹ lưỡng trước khi quyết định lựa chọn. Với hình thức thầu từng gói này, chủ nhà cần phải theo sát công trình để có thể nắm vững các công việc cần thực hiện trong từng giai đoạn. Hiểu rõ sẽ giúp gia chủ dễ dàng kiểm soát được chất lượng và tiến độ thi công.
Các bước thi công nhà phố cần biết
Dựa vào bản vẽ thiết kế đã thành lập, công trình sẽ được đưa ra ngoài thực địa thông qua giai đoạn thi công. Các bước thi công nhà phố bao gồm các công đoạn chính sau:
Chuẩn bị mặt bằng xây dựng
Để quá trình thi công diễn ra suôn sẻ, giai đoạn chuẩn bị mặt bằng xây dựng rất quan trọng. Đây là phần việc thuộc trách nhiệm của nhà thầu xây dựng. Các công việc chính bao gồm:
• Làm sạch khu đất, phá dỡ các công trình cũ còn tồn đọng trên đó. Phát quang cây cối, cỏ rậm, bụi dại. Vận chuyển rác thải, phế phẩm đi chỗ khác. Di dời mồ mả nếu có.
• Đối với công trình nằm trên khu đất trũng, việc tiêu nước mặt và hạ mực nước ngầm là bắt buộc. Điều này góp phần gia tăng độ bền cơ học cho đất. Hơn nữa, trong quá trình thi công nước sẽ không bị chảy vào hố móng.
• Chuẩn bị diện tích không gian để tập kết vật liệu xây dựng. Nên chia ra thành từng đợt tập kết vật liệu để đảm bảo đủ diện tích chứa cũng như quá trình di dời vật liệu được dễ dàng.
• Khu vực thi công phải đảm bảo an toàn lao động cũng như hạn chế tối đa mọi ảnh hưởng xấu đến khu vực dân cư xung quanh. Vì vậy cần chuẩn bị bạt, lưới, biển báo, tôn rào…để quây vùng địa điểm xây dựng.
Xây dựng nền móng
Giai đoạn xây dựng nền móng được tiến hành ngay sau khi đã hoàn tất các công đoạn của việc chuẩn bị mặt bằng. Xây dựng nền móng bao gồm các phần việc: đào xới đất, tiêu nước ngầm, gia cố nền. Trong đó giai đoạn gia cố nền là quan trọng nhất. Hai hình thức gia cố nền được sử dụng phổ biến hiện nay là ép cọc tre và ép cọc bê tông khoan nhồi:
• Cọc tre gồm các đoạn dài 1,5 – 3m, được ép bằng búa tạ hoặc máy ép xuống nền đất. Mật độ 20 – 30 cọc/m2. Quá trình ép này sẽ giúp nén chặt phần đất nền, tạo ra điểm tỳ cho phần móng nhà.
• Đối với các công trình thi công trên nền đất yếu (đất bùn, khu đất trên ao hồ san lấp…), để đảm bảo an toàn cần thực hiện việc gia cố nền bằng cọc bê tông khoan nhồi. Các cọc bê tông được đổ sẵn rồi vận chuyển đến công trường. Người ta sẽ dùng máy ép để ép xuống nền. Tùy thuộc vào quy mô công trình mà lựa chọn loại máy ép phù hợp. Với các công trình quy mô nhỏ thường dùng máy ép neo với tại trọng thấp (40 tấn/cọc). Công trình lớn thường dùng máy ép tải với trải trọng trên 40 tấn/cọc.
Xây thô
Sau khi đã hoàn tất việc xây dựng nền móng, công đoạn xây dựng phần thô sẽ được thực hiện. Việc xây dựng phần thô sẽ tuân theo bản vẽ thiết kế. Có một vài nguyên tắc chung trong công đoạn này:
• Các công trình ngầm (bể chứa nước, hố ga, bể tự hoại…) sẽ được xây dựng trước tiên. Tiếp theo, hệ thông cốp pha, cốt thép sẽ được dựng nên. Các công việc như đổ bê tông sàn, bản cầu thang, trần…sẽ được thực hiện từ tầng trệt đến tầng thượng.
• Phần tường bao, tường ngăn phòng, hộp kỹ thuật, bậc thang sẽ được xây gạch và tô trát hoàn thiện bằng xi măng. Hệ thống các đường ống dẫn, dây điện cũng sẽ được thi công đồng thời.
• Phần việc cuối cùng là thi công mái. Tùy thuộc vào kiểu mái mà nhà thầu sẽ chỉ đạo thi công theo từng cách khác nhau. Yếu tố chống thấm cũng được kết hợp luôn trong quá trình này.
Hoàn thiện
Công đoạn cuối cùng trong các bước thi công nhà phố là hoàn thiện. Công đoạn này bao gồm các phần việc chính như sau:
- Trát tường: Trát tường là công đoạn rất quan trọng. Để đảm bảo tính mềm mịn cũng như độ phẳng lì, cần thao tác cận thận và nhịp nhàng.
-Láng nền: Láng nền bằng vữa xi măng loại hạt nano để đảm bảo độ bằng phẳng sau khi láng.
- Ốp, lát gạch: Sau khi đã chọn được loại gạch ứng ý, công đoạn ốp, lát gạch sẽ được tiến hành.
- Sơn nhà: Sơn chống thấm là loại sơn được khuyến khích nên dùng. Công đoạn lăn sơn cần được thực hiện một cách nhẹ nhàng, cẩn thận để đảm bảo tính thẩm mỹ cho ngôi nhà.
Những điều cần nhớ nhất khi thi công nhà phố
Hồ sơ thi công nhà phố rất quan trọng. Khi có vấn đề phát sinh (hư hỏng, sửa chữa…) người ta sẽ căn cứ vào hồ sơ thi công để xem xét và đưa ra giải pháp. Với các đơn vị thanh tra trong ngành xây dựng, hồ sơ này sẽ được trình diện làm căn cứ pháp lý khi kiểm tra. Do đó hồ sơ thi công nhà phố cần lưu lại một cách cẩn thận.
Luôn luôn chuẩn bị sẵn khoản chi phí dự trù cần thiết phòng trường hợp bất trắc. Rủi ro trong quá trình thi công có thể được hạn chế chứ không thể bị triệt tiêu. Nếu chẳng may xảy ra những trường hợp xấu (tai nạn lao động, hư hỏng máy móc…), việc chuẩn bị đầy đủ kinh phí sẽ giúp chủ nhà có thể ứng biến tình huống kịp thời. Công trình sẽ vẫn diễn ra đúng tiến độ mà không bị đình trệ.