Những điều cơ bản về Âm Dương Ngũ Hành ai cũng cần biết

Âm Dương Ngũ Hành là một trong những học thuyết ưu tú nhất của phương Đông cổ đại. Học thuyết này được dùng làm kim chỉ nam để lý giải nhiều vấn đề phức tạp của tự nhiên, xã hội trong suốt một thời gian dài. Thuyết Âm Dương Ngũ Hành ngày nay đã có nhiều cải biến nhưng giá trị mà nó mang lại là không thể phủ nhận.
no-image

Âm dương ngũ hành

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa, lần đầu tiên được tìm thấy trong sách “Quốc ngữ”. Theo đó, tài liệu này nhìn nhận rằng tất cả vật chất trong vũ trụ đều mang hai dạng năng lượng: Âm và Dương. Dương khí đại điện cho nguồn năng lượng nóng (nhiệt tình, hân hoan, phấn kích, mạnh mẽ…), âm khí đại diện cho nguồn năng lượng lạnh (lãnh đạm, buồn bã, yếu đuối…). Sự tác động qua lại giữa hai nguồn năng lượng này duy trì trạng thái cân bằng của vạn vật trong vũ trụ.
Việc vận dụng thuyết Âm Dương vào trong đời sống đánh dấu một bước phát triển mới trong tư duy nhân loại của khoa học phương Đông, nhằm giải thoát con người khỏi sự khống chế của khái niệm thượng đề, quỷ thần. Vì vậy, việc thấu đạt học thuyết Âm Dương Ngũ Thần là điều kiện tiên quyết để lỹ giải màu sắc của triết học phương Đông.

Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa
Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có nguồn gốc từ Trung Hoa xưa


Ngày nay, thuyết Âm Dương Ngũ Hành đã đi vào đời sống dân gian, trở thành kim chỉ nam trong tín ngưỡng và văn hóa của người Á châu, trong đó có Việt Nam. Việc vận dụng tốt Âm Dương Ngũ Hành vào các hoạt động của đời sống như xây nhà, cưới hỏi, mua bán…đem đến nhiều lợi ích thiết thực cho người dân.

Phong thuỷ ngũ hành

Một trong những ứng dụng của thuyết Âm Dương Ngũ Hành là phong thủy. Quy luật vận động năng lượng của sự sống xoay quanh 5 Hành: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.

Đặc trưng của ngũ hành

Ngũ Hành dùng để chỉ 5 thuộc tính Kim, Mộc Thủy, Hỏa, Thổ. Trong phong thủy ngũ hành, mọi vật đều được gắn các thuộc tính này để lý giải về các nguyên lý năng lượng. Sự tương tác qua lại giữa chúng tạo nên sự cân bằng của vũ trụ. Sự tương tác này được diễn giải bằng các quy luật ngũ hành.

Ngũ Hành dùng để chỉ 5 thuộc tính Kim, Mộc Thủy, Hỏa, Thổ
Ngũ Hành dùng để chỉ 5 thuộc tính Kim, Mộc Thủy, Hỏa, Thổ

 Các quy luật ngũ hành

Sự hoạt động của ngũ hành được miêu tả bằng các quy luật ngũ hành.

Quy luật tương sinh

Tương sinh trong ngũ hành được dùng để chỉ mối quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Quy luật tương sinh trong ngũ hành được khái quát: Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim.
Mỗi một Hành đều có quan hệ với 2 hành khác, xoay vòng lặp lại tạo thành một vòng tròn khép kín. Mối quan hệ hai chiều được diễn tả: Cái-Sinh-Nó và Cái-Nó-Sinh. Sự hỗ trợ lẫn nhau rất dễ suy đoán. Chẳng hạn Thủy sinh Mộc vì nước tưới giúp cây tươi tốt. Mộc sinh Hỏa vì gỗ là nguyên liệu giúp bén lửa. Cứ thế mà vòng tròn tương sinh được suy ra từ đó.

Tương sinh trong ngũ hành được dùng để chỉ mối quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau
Tương sinh trong ngũ hành được dùng để chỉ mối quan hệ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau

Quy luật tương khắc

Mối quan hệ tương khắc giữa các ngũ hành ra đời nhằm giữ thế cân bằng với mối quan hệ tương sinh. Tương khắc trong âm dương ngũ hành chỉ mối quan hệ khắc chế lẫn nhau. Cụ thể được khái quát: Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim…
Tương tự mối quan hệ tương sinh, mỗi một hành đều liên hệ với 2 hành khác thông qua quan hệ khắc chế: Cái-Nó-Khắc và Cái-Khắc-Nó. Sự khắc chế được suy ra theo lẽ tự nhiên. Ví dụ Thủy khắc Hỏa vì nước sẽ dập tắt lửa. Hỏa khắc Kim vì lửa có thể nung chảy kim loại.

 Tương khắc trong ngũ hành dùng để chỉ mối quan hệ khắc chế lẫn nhau
 Tương khắc trong ngũ hành dùng để chỉ mối quan hệ khắc chế lẫn nhau

Quy luật chế hoá

Quy luật chế hóa được trong âm dương ngũ hành được được hiểu là quy luật hoạt động của cơ chế tương sinh và tương khắc trong một thể thống nhất mà vẫn đảm bảo duy trì được sự cân bằng.
Lấy ví dụ cho ba Hành: Hỏa, Kim, Thủy. Vòng tròn tương sinh, tương khắc tương tác qua lại giữa 3 Hành là Hỏa khắc Kim, Kim sinh Thủy, Thủy khắc Hỏa. Quy luật chế hóa sẽ được diễn giải như sau: Hỏa khắc Kim nhưng nếu khắc nhiều quá, Kim sẽ sinh Thủy và Thủy sẽ khắc chế lại Hỏa. Do đó, nguồn năng lượng giữa 3 Hành tự thân được cân bằng. Sự cân bằng giữa các Hành là điều kiện để duy trì sự ổn định của vạn vật.

Quy luật chế hóa đảm bảo sự cân bằng giữa tương sinh và tương khắc
Quy luật chế hóa đảm bảo sự cân bằng giữa tương sinh và tương khắc

Ngũ hành phản sinh

Để diễn giải quy luật ngũ hành phản sinh, chúng ta có thể hình hóa bằng hình ảnh chăm sóc một em bé. Muốn em bé lớn phải cho ăn uống đầy đủ. Nhưng nếu cho ăn uống quá độ sẽ gây ra bệnh tật, thậm chí tử vong. Giả sử em bé được ví là Hành Kim, đồ ăn thức uống là Hành Thổ. Thổ thì sinh Kim, nhưng nhiều Thổ quá sẽ phản tác dụng, chôn vùi Kim.

Ngũ hành phản khắc

Ngũ hành phản khắc được diễn giải rằng khi Hành A khắc Hành B, nhưng năng lượng của Hành B quá lớn khiến Hành A khắc chế không được, lại còn bị thương tổn gây nên sự phản khắc.

 Nếu năng lượng của Hành cần khắc chế quá lớn sẽ gây ra hiện tượng phản khắc
 Nếu năng lượng của Hành cần khắc chế quá lớn sẽ gây ra hiện tượng phản khắc

Phong thuỷ bát quái

Phong thủy bát quái nổi bật hơn cả với Bát Quái Đồ. Đây là công cụ dùng để khảo sát năng lượng trong một không gian (văn phòng, nhà cửa…). Biết được nguồn năng lượng là tốt hay xấu với bản mệnh, gia chủ có thể chủ động tạo ra không gian sống phù hợp cho mình.

Phong thủy bát quái với Bát Quái Đồ được ứng dụng rộng rãi trong đời sống
Phong thủy bát quái với Bát Quái Đồ được ứng dụng rộng rãi trong đời sống

Xem thêm

0 Bình luận